
BÉ ĂN NHIỀU NHƯNG CHẬM TĂNG CÂN - NGUYÊN NHÂN VÌ SAO?
Điều gì khiến các bậc phụ huynh buồn lòng hơn việc bé thấp còi? Đó chính là việc trẻ ăn nhiều, ăn khoẻ mà mãi vẫn chậm tăng cân. Nếu bố mẹ đang lo lắng tìm kiếm nguyên nhân cho tình trạng này, thì hãy để các chuyên gia dinh dưỡng của Mom Citi giúp bạn giải đáp nhé!
1. Vì sao bé ăn nhiều nhưng vẫn chậm tăng cân?
Theo đánh giá từ các chuyên gia dinh dưỡng, nếu trẻ gặp tình trạng ăn nhiều mà vẫn chậm tăng cân thì mẹ nên chú ý đến 4 nguyên nhân chính sau:
- Bữa ăn thiếu dinh dưỡng: Bữa ăn không đủ dưỡng chất và vi chất cần thiết cho sự phát triển thì sẽ giúp trẻ tăng cân được. Cụ thể, nếu ăn nhiều rau quả nhưng thiếu hụt tinh bột, protein, chất béo; hoặc ngược lại thì trẻ cũng không được đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng để lớn lên. Ngoài ra, việc xây dựng khẩu phần ăn không phù hợp với độ tuổi cũng là một nguyên nhân, mẹ cần lưu ý về thời điểm cho bé ăn dặm (không quá sớm hoặc quá muộn) và liều lượng mỗi bữa ăn phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ.
- Ăn không đúng cách: Thời gian biểu ăn uống thất thường sẽ khiến cho nhịp tiêu hóa của bé bị rối loạn ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dưỡng chất. Ngoài ra, mẹ cũng cần lưu ý việc cho bé ăn quá nhiều trong một bữa ăn có thể dẫn tới hệ tiêu hóa bị quá tải và hấp thu không tốt.
- Bé bị nhiễm giun, sán: Giun, sán sẽ hút bớt một lượng dinh dưỡng trong thức ăn đưa vào cơ thể dẫn đến việc trẻ ăn nhiều nhưng vẫn không đủ dưỡng chất để tăng cân.

- Bé hấp thu kém, hệ tiêu hóa không tốt: Tình trạng này xảy ra khi hệ tiêu hóa của bé thiếu đi một vài loại men tiêu hóa hoặc khuẩn tiêu hóa do bẩm sinh hoặc do sử dụng thuốc kháng sinh. Điều này khiến cho chỉ một lượng nhỏ thức ăn được chuyển hóa thành chất dinh dưỡng và năng lượng nuôi cơ thể. Ngoài ra, sức đề kháng kém, thường xuyên ốm vặt cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng của trẻ.
2. Giải pháp cho trẻ tăng cân đúng chuẩn
a) Chế độ dinh dưỡng đúng cách
Mỗi độ tuổi trẻ sẽ có 1 nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng nhất định. Do đó, bố mẹ cần lưu ý theo dõi và điều chỉnh chế độ ăn của trẻ phù hợp theo các mốc thời điểm quan trọng. Đặc biệt, trẻ cần được bắt đầu ăn dặm vào thời điểm 6 tháng tuổi, do lúc này sữa mẹ sẽ không đủ cung cấp nhu cầu dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ. Sau đó, đến giai đoạn trẻ từ 1-2 tuổi, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ sẽ tăng cao nên mẹ cần lưu ý bổ sung các dinh dưỡng khác cho bé như chất đạm, protein và chất xơ theo tiêu chuẩn hợp lí.
- Mẹ cần xây dựng khẩu phần ăn hằng ngày với đa dạng các thực phẩm để trẻ ăn ngon miệng hơn và chú ý nên có đủ 4 nhóm thực phẩm: tinh bột, chất đạm, chất béo và rau. Ngoài ra, mẹ cũng cần tăng lượng dầu mỡ trong bữa ăn của bé vì dầu mỡ cung cấp năng lượng gấp đôi chất bột và chất đạm.
- Bên cạnh đó, mẹ cần tăng số lượng bữa ăn hằng ngày thành 5 – 6 bữa/ngày thay vì chỉ ăn 3 bữa. Cụ thể, trẻ có thể ăn thêm bữa tối trước khi đi ngủ.
b) Xây dựng thực đơn chuẩn “chuyên gia”
- Sữa nguyên kem: Đây là thực phẩm không những có đầy đủ canxi và các chất dinh dưỡng của sữa bình thường mà còn có nhiều calo và chất béo. Mỗi sáng cho bé uống 1 ly sữa nguyên kem sẽ giúp bé có đầy đủ chất béo cần thiết. Mẹ nên lưu ý chỉ cho trẻ trên 1 tuổi uống sữa nguyên kem.
- Pho mát: Pho mát nhiều chất béo giúp trẻ nhanh tăng cân. Mẹ có thể chế biến pho mát thành nhiều món ăn khác nhau như pho mát cùng khoai tây nghiền hoặc trứng tráng pho mát.
- Bơ: Là một thực phẩm giàu chất béo và sự lựa chọn tuyệt vời cho những trẻ muốn tăng cân. Chỉ cần trộn bơ với sữa nguyên kem hoặc xay thành sinh tố, mẹ đã có một món ăn tăng cân vừa lành mạnh lại rất bổ dưỡng.
- Khoai lang: Là thực phẩm rất giàu đường và beta carotene. Mẹ có thể cho bé ăn khoai lang nghiền, khoai trộn sữa, pho mát hoặc làm thành bánh nướng cùng quả táo ngọt và thịt gà.

- Dầu ô liu: Là thực phẩm chứa chất tốt, mẹ nên cho thêm dầu ô liu khi nấu thức ăn dặm cho bé nhé.
c) Bổ sung sữa đầy đủ cả về lượng và chất là điều không thể thiếu
Sữa là loại thực phẩm cần thiết để giúp trẻ bổ sung đầy đủ dưỡng chất và vi chất cần thiết cho quá trình tăng cần.
Nhu cầu uống sữa ở mỗi trẻ khác nhau nhưng vẫn có một số hướng dẫn chung cho lượng sữa mà bé có thể uống hàng ngày. Ví dụ, bé sơ sinh có thể uống 30 -90ml sữa sau một vài tiếng đồng hồ. Bé 2 tháng tuổi có thể tăng lên 120 -150ml sữa sau mỗi 3 – 4 giờ. Tại 4 tháng tuổi, bé có thể uống 120 – 180ml sữa ở một cữ bú. Mẹ nên cho trẻ uống sữa giúp trẻ tăng cân để cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Với trẻ lớn hơn, nhu cầu sữa sẽ thay đổi khi có nhiều nguồn dinh dưỡng khác bổ sung.
Đặc biệt, nếu mẹ đang phân vân việc lựa chọn sản phẩm sữa phù hợp thì có thể tham khảo Nutifood GrowPLUS+, dòng sản phẩm đặc trị cho trẻ chậm tăng cân và suy dinh dưỡng thấp còi. Với công thức đột phá Weight Pro+ chứa nhiều thành phần dinh dưỡng: MCT, DHA, AA, lysine, kẽm, selene, FOS/ Inulin, vitamin nhóm A, B, C, E, taurine, choline... GrowPLUS+ kích thích trẻ ngon miệng, dễ tiêu hóa, hỗ trợ phát triển trí não, giúp tăng cường sức đề kháng. Sản phẩm đã được chứng minh lâm sàng giúp bé tăng cân, tăng chiều cao, bắt kịp đà phát triển cùng bạn bè.
Trên đây là một số nguyên nhân và cách khắc phục giúp trẻ tăng cân nhanh. Mẹ hãy ghi ngay vào cẩm nang gia đình để chăm sóc cho con yêu của mình thật khỏe mạnh và thông minh nhé.
Chuyên gia dinh dưỡng Mom Citi